Giá trị pháp lý của chứng thư điện tử từ ngày 01/7/2024

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 1407 | Cật nhập lần cuối: 1/5/2024 3:27:11 PM | RSS

1. Khái niệm chứng thư điện tử

Theo quy định của Khoản 1, Điều 4 của Luật Giao dịch điện tử 2005, khái niệm về chứng thư điện tử được định nghĩa là phương tiện để xác nhận danh tính của cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân đã được chứng thực là người ký chữ ký điện tử. Chứng thư điện tử, theo định nghĩa này, là một thông điệp dữ liệu được cung cấp bởi tổ chức chứng thực chữ ký điện tử để phát hành.

Tuy nhiên, với việc có hiệu lực pháp lý từ ngày 01/7/2024, Luật Giao dịch điện tử 2023 đã điều chỉnh lại khái niệm về chứng thư điện tử so với Luật Giao dịch điện tử 2005. Theo quy định mới, chứng thư điện tử không chỉ đơn thuần là thông điệp dữ liệu, mà còn bao gồm chứng chỉ, giấy chứng nhận, giấy phép, văn bản xác nhận, và văn bản chấp thuận khác, được cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền phát hành dưới dạng dữ liệu điện tử.

Sự thay đổi này mang đến điểm mới đáng chú ý trong Luật Giao dịch điện tử sửa đổi, mở rộng phạm vi đối tượng quy định, và đặc biệt là về giá trị pháp lý của việc chuyển đổi giữa bản điện tử và bản giấy. Điều này đánh dấu một bước tiến quan trọng, khích lệ việc thực hiện các giao dịch điện tử một cách toàn diện bằng phương tiện điện tử.

Đối với doanh nghiệp, tổ chức, và cá nhân thực hiện giao dịch điện tử, việc sở hữu chứng thư điện tử trở thành quan trọng hơn bao giờ hết. Chứng thư điện tử không chỉ là công cụ xác thực, mà còn là yếu tố quyết định giá trị pháp lý của giao dịch. Thiếu vắng chứng thư điện tử có thể làm cho đối tác hoặc cơ quan không thể xác minh người thực hiện giao dịch điện tử. Do đó, việc này trở thành một yếu tố không thể thiếu khi thực hiện các giao dịch điện tử, đồng thời đánh dấu sự tiến bộ trong quá trình phổ cập và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giao dịch điện tử.

2. Điều kiện để chứng thư điện tử có giá trị pháp lý

Kể từ ngày 01/7/2024, chứng thư điện tử có giá trị pháp lý khi đáp ứng được những điều kiện được quy định tại khoản 1, Điều 19 Luật Giao dịch điện tử 2023, có thể hiểu như sau:

- Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về việc chứng thư điện tử được ký bằng chữ ký số của cơ quan, tổ chức phát hành;

- Dưới dạng hoàn chỉnh, thông tin trong chứng thư điện tử có thể truy cập và sử dụng được.

- Chứng thư điện tử phải có dấu thời gian trong trường hợp pháp luật yêu cầu chỉ ra thời gian liên quan đến chứng thư điện tử.

Bên cạnh đó, khoản 2, Điều 19, Luật Giao dịch điện tử 2023 cũng quy định: trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật Việt Nam thì chứng thư điện tử do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Như vậy, để chứng thư điện tử từ ngày 01/7/2024 có giá trị pháp lý thì chứng thư điện tử đó phải đáp ứng được những điều kiện nêu trên.

3. Quy định chuyển giao chứng thư điện tử như thế nào?

Tại Điều 20, Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024 quy định cụ thể về chuyển giao chứng thư điện tử, chia làm 3 trường hợp và có thể được hiểu như sau:

Trường hợp thứ nhất: Pháp luật cho phép chuyển giao quyền sở hữu đối với chứng thư điện tử, việc chuyển giao phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:

- Chủ thể sở hữu được chứng thư điện tử khẳng định và chỉ chủ thể này đang kiểm soát chứng thư điện tử đó.

- Yêu cầu quy định tại Điều 10 của Luật Giao dịch điện tử 2023, cụ thể thông điệp dữ liệu được sử dụng và có giá trị như bản gốc khi đáp ứng đủ các yêu cầu như sau:

+ Kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh, thông tin trong thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn.

+ Khi thông tin chưa bị thay đổi thì thông tin trong thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình hiển thị, lưu trữ, gửi thông điệp dữ liệu;

+ Thông tin trong thông điệp dữ liệu có thể sử dụng được và truy cập dưới dạng hoàn chỉnh.

- Theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, hệ thống thông tin phục vụ việc chuyển giao chứng thư điện tử phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3;

- Yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trường hợp thứ hai: Đối với các loại giấy tờ mà pháp luật cho phép chuyển giao quyền sở hữu và chỉ được tồn tại dưới một hình thức duy nhất thì ngay khi việc chuyển đổi được hoàn thành và đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 của Luật Giao dịch điện tử năm 2023 thì văn bản giấy không còn có giá trị pháp lý.

Theo đó, điểm d, khoản 1, Điều 12 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định: Trường hợp văn bản giấy là giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyển phát hành thì trừ trường hợp khác pháp luật có quy định, việc chuyển đổi phải đáp ứng yêu cần quy định tại các điểm a,b và c khoản này và phải có chữ ký số của tổ chức, cơ quan thực hiện chuyển đổi. Hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi phải có tính năng chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu.

Trường hợp thứ ba: Các loại chứng thư điện tử mà pháp luật cho phép chuyển giao quyền sở hữu và chỉ được tồn tại dưới một hình thức duy nhất thì ngay khi việc chuyển đổi được hoàn thành và đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 12 của Luật Giao dịch điện tử 2023 trong trường hợp pháp luật yêu cầu hoặc cho phép chuyển đổi hình thức từ chứng thư điện tử sang văn bản giấy, chứng thư điện tử không còn giá trị pháp lý.

Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định điểm d, khoản 2, Điều 12 về trường hợp thông điệp dữ liệu là chứng thư điện tử thì việc chuyển đổi phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm a,b và c khoản này và phải có chữ ký, con dấu (nếu có) của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật. Tính năng chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu sang bản giấy phải được đáp ứng tại hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi.

4. Yêu cầu đối với lưu trữ, xử lý chứng thư điện tử

Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về yêu cầu đối với lưu trữ, xử lý chứng thư điện tử quy định cụ thể tại Điều 21 như sau:

- Điều 13 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về việc lưu trữ chứng thư điện tử phải tuân thủ quy định về lưu trữ thông điệp dữ liệu như sau:

Thứ nhất: Pháp luật yêu cầu văn bản, chứng từ, hồ sơ, tài liệu hoặc thông tin phải được lưu trữ thì văn bản, chứng từ, hồ sơ, tài liệu hoặc thông tin đó có thể được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liêu khi đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Thông tin trong thông điệp dữ liệu đó có thể sử dụng được và truy cập để tham chiếu;

+ Thông tin trong thông điệp dữ liệu đó được lưu trong chính khuôn dạng được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho pháp để thể hiện chính xác thông tin đó;

+ Nguồn gốc khởi tạo, người gửi, người nhận, thời gian gửi, nhận thông điệp dữ liệu được cho phép xác định khi thông điệp dữ liệu đó được lưu trữ theo một cách thức nhất định.

Thứ hai: Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân được lựa chọn thông tin dưới dạng văn bản giấy hoặc lưu trữ văn bản, chứng từ, hồ sơ, tài liệu hoặc lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu khi thông điệp dữ liệu đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.

Thứ ba: Thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định khác của pháp luật có liên quan đối với nội dung, thời hạn lưu trữ đối với thông điệp dữ liệu. Việc lưu trữ thông điệp dữ liệu có giá trị như lưu trữ văn bản giấy.

- Theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, hệ thống thông tin phục vụ lưu trữ, xử lý chứng thư điện tử phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu cấp độ 3 đối với bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Sau đây là bài viết tìm hiểu về Giá trị pháp lý của chứng thư điện tử từ ngày 01/7/2024. Nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ Chồi Xanh Media chúng tôi qua hotline bên dưới

ˈhätˌlīn

đường dây nóng


noun

đường dây khẩn cấp

Xem bình luận

Sắp xếp

TOP